Cơ hội kinh doanh là gì? Kinh nghiệm nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Cơ hội trong cuộc sống đến với chúng rất ngắn ngủi, một khi qua đi là đánh mất. Chúng ta cần phải biết năm bắt kịp thời và trân trọng chúng. Trong kinh doanh cũng vậy, cơ hội kinh doanh luôn đưa đến cho các doanh nghiệp những lợi ích to lớn. Vậy cơ hội kinh doanh là gì?  Làm sao để nhận diện, xác định được cơ hội kinh doanh? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Cơ hội kinh doanh là gì?

Cơ hội kinh doanh ( Business opportunity) là những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi  tạo ra nhu cầu đối với dịch vụ, sản phẩm hay những ý tưởng kinh doanh mới thúc đẩy doanh nghiệp tiến hành thực hiện các hoạt động tạo lợi nhuận.

Cơ hội kinh doanh là mục tiêu của doanh nghiệp

2. Nhận diện cơ hội kinh doanh

2.1. Đặc điểm của một cơ hội kinh doanh tốt

  • Đầu tiên, phải có tính hấp dẫn: Cơ hội kinh doanh nó bao gồm tổng thể nhiều yếu tố trên thị trường như sức cạnh tranh thấp, tỉ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình thường, quy mô…
  • Tính ổn định: cơ hội đó phải tồn tại trong khoảng thời gian tương đối, không lên xuống thất thường.
  • Tính thời điểm: Cơ hội chỉ đến một lần, những ai biết nắm bắt cơ hội nhanh chóng và thực hiện chúng sớm sẽ chiếm được nhiều ưu thế và kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn
  • Cơ hội kinh doanh hướng đến nhu cầu của thị trường: Thế nào là cơ hội kinh doanh tốt? Đó là khi dịch vụ, sản phẩm tại đó mang đến giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng và khách hàng.

2.2. Cách nhận diện cơ hội kinh doanh

  • Quan sát xu hướng: cần theo dõi, quan sát các xu hướng phát triển thị trường từ đó tìm ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Điều tra, phân tích các yếu tố như nền kinh tế , văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ… đưa ra dự báo cho tương lai
  • Giải quyết vấn đề: Thi thoảng, khi chúng ta tìm cách để giải quyết một vấn đề nào đó thì chúng ta lại phát hiện một cơ hội mới thông qua sự quan sát thị trường hoặc có thể do tình cờ, may mắn và trực giác.
  • Tìm khoảng trống thị trường: Thị trường luôn có chỗ thừa, chỗ thiếu, điều bạn cần làm là tìm hiểu xem có nhu cầu nào của thị trường chưa được thỏa mãn hay không. Chúng ta có thể thấy ngay cuộc sống, có hàng tá siêu thị đủ loại hàng hóa nhưng có những sản phẩm bạn chỉ có thể thấy ở những cửa hàng nhỏ mới phục vụ.

3. Một số cách phân tích để xác định cơ hội kinh doanh

Có 7 cách phân tích để xác định cơ hội kinh doanh.

3.1. Phân khúc người tiêu dùng

Chúng ta phân khúc người tiêu dùng về từng nhóm thông qua các đặc điểm như nghề nghiệp, trình độ học vấn , nơi ở, giới tính, tuổi tác, lối sống, thu nhập… từ đó chúng ta có thể xác định được lượng khách hàng tiềm năng mà công ty có thể có.

3.2. Phân tích các tình hướng mua hàng

Để tìm ra các cơ hội mở rộng khác, chúng ta có thể sử dụng một số câu hỏi để phân tích tình huống mua hàng như:

  • Khách hàng mua hàng ở chỗ nào?
  • Lúc nào họ mọi người mua sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi
  • Bằng cách nào khiến họ bỏ tiền ra mua

Cung cấp các lựa chọn mua hàng đặc biệt, định vị sản phẩm của mình một cách thích hợp, bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến phương thức thanh toán, kênh phân phối và tất cả các tình huống khác liên quan đến quyết định mua hàng của khách hàng. Từ đó, bạn sẽ có được nhiều cơ hội kinh doanh hơn từ những khách mới.

Ví dụ, gần đây Amazone vừa thực hiện một phương thức thanh toán mới, họ đã phát hành Amazone Cash với tính năng thêm tín dụng vào tài khoản cá nhân của những người không có thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến. Đây chính là một bước đi mang lại cơ hội kinh doanh mở rộng thương hiệu bởi nó tiếp cận được những người không chi trả mua hàng bằng thẻ tín dụng.

3.3. Phân tích môi trường

Xem xét, nghiên cứu sự thay đổi của môi trường như công nghệ, khoa học kỹ thuật hình thành nên các cơ hội kinh doanh mới. Điển hình như những năm gần đây, thay vì gọi xe ôm, taxi theo cách truyền thống thì xuất hiện các mô hình kinh doanh mới như Uber, Grab cho phép người dùng đặt xe qua internet.

3.4. Phân tích cạnh tranh trực tiếp

Điều quan trọng không thể thiếu đó chính là đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngành mà bạn đặt chân để đưa ra các đánh giá cơ hội kinh doanh. Một số câu hỏi mà bạn cần đưa ra khi tìm hiểu vấn đề này đó là:

  • Các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
  • Sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp có giá trị như thế nào
  • Đâu là lợi thế canh tranh của doanh nghiệp

3.5. Phân tích cạnh tranh gián tiếp

Phân tích các sản phẩm thay thế, bổ sung cũng là một cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt, lợi thế cạnh  tranh đối với các đối thủ cạnh tranh

3.6. Phân tích thị trường nước ngoài

Khi thị trường trong nước đang bị bão hòa hoặc tiến tới giai đoạn suy thoái, thì việc hướng mục tiêu đến các nước bên ngoài thì có thể gia tăng các cơ hội kinh doanh khác. Thị trường ngoại quốc sẽ có những mức độ phát triển khác nhau, đặc điểm về môi trường sống, nền kinh tế, văn hóa cũng khác biệt. Nếu biết được  thói quen tiêu thụ về một sản phẩm nhất định ở một quốc gia nào đó, nó có thể thay đổi được vòng đời sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp.

3.7. Sử dụng mô hình SWOT

Một trong những công cụ phân tích chiến lược thường dùng nhất đó chính là mô hình SWOT. Có bốn tiêu chí để bạn đi phân tích đó là: Điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp; Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.

Sử dụng mô hình SWOT sẽ giúp bạn nắm rõ được điểm mạnh là gì để tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp hay tìm ra điểm yếu để khắc phục. Từ đó bạn tìm ra được những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng giải quyết các trở ngại trên con đường kinh doanh.

Vậy là mình đã chia sẻ một số thông tin cơ bản và cần thiết về cơ hội kinh doanh rồi nhé. Hy vọng bạn đạt được những mục tiêu của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

mrbangiao
Bài viết đã được tạo 34

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên