Mô hình SWOT là gì? Đặc điểm về phân tích SWOT

Mô hình SWOT rất  phổ biến trong các hoạt động phân tích chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp. Vậy mô hình SWOT là gì? Và chúng có đặc điểm như thế nào mà có sức ảnh hưởng như vậy. Chúng ta hãy đón xem bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình SWOT là gì?

SWOT là từ viết tắt của các từ tiếng Anh: Strenghts (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng để cải thiện hoạt động kinh doanh bằng những chiến lược, chính sách phù hợp.

SWOT là viết tắt của Strenghts, Weakness, Opportunities và Threats.

Strenghts và Weakness là hai yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp- có nghĩa là các yếu tố này doanh nghiệp có thể thay đổi được- và nó thường có liên quan đến các vấn đề như phát triển sản phẩm, Tài sản doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh khác…

Còn Opportunities và Threats là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp mang tính vĩ mô- những yếu tố này doanh nghiệp không thể thay đổi được.

Phân tích SWOT là thành phần quan trọng để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào phân tích SWOT, chúng ta nhìn rõ được đâu là lợi thế, đâu là hạn chế của doanh nghiệp cũng nhưng các yếu tố có lợi và bất lợi đối với  sự phát triển của doanh nghiệp.

2. Tại sao phải sử dụng mô hình SWOT?

Việc xây dựng mô hình SWOT thường có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp, các nhà sáng lập như thế mới có được một tầm nhìn rộng lớn bao quát hơn. Bên cạnh đó, để có được hiệu quả tốt nhất thì cần có sự góp mặt của các thành viên của các bộ phận , phòng ban khác.

Thông thường các doanh nghiệp phân tích SWOT, họ thu thập thông tin trực tiếp từ khác hàng, ngoài ra có thể thu thập dữ liệu từ các nhà cung ứng vật liệu, các phòng ban, các đại lý cung ứng sản phẩm.

Từ những thông tin, ý kiến, quan điểm nhận được, doanh nghiệp sử dụng mô hình SWOT để tiến hành phân tích, đánh giá những cái tồn tại trong doanh nghiệp, nắm rõ các cơ hội và thách thức sẽ đối mặt trong tương lai.

3. Ưu nhược điểm khi phân tích mô hình SWOT

3.1. Ưu điểm

  • Miễn phí: là một phương pháp phân tích tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao dành cho bất cứ doanh nghiệp nào.  Đây chính là lợi thế lớn nhất của mô hình SWOT.
  • Ý tưởng mới: Một lợi ích khá bất ngờ khi sử dụng mô hình SWOT, từ việc phân tích các vấn đề xuất hiện trong mô hình,đưa ra được các ý tưởng mới cho doanh nghiệp trong việc nhận thức về điểm yếu, điểm mạnh và các phương án giải quyết cho cơ hội và thách thức trong tương lai.
  • Kết quả quan trọng: Mục tiêu cho việc phân tích SWOT là xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức. Từ đó đưa ra các kết quả chính xác  để tối ưu hóa lợi thế, giảm thiểu các hạn chế để nắm bắt các cơ hội và vượt qua rủi ro, nguy cơ.

3.2. Hạn chế

  • Các kết quả phân tích chưa chuyên sâu: mô hình SWOT khá là giản đơn, nó không cho phép phản biện với những phương án đưa ra. Như vậy, khiến cho kết quả thiếu toàn diện và đầy đủ để đánh giá cũng như đề ra phương hướng hành động.
  • Phân tích chủ quan: các thông tin thu thập được từ các nguồn cung cấp uy tín và chất lượng, nhưng việc phân tích SWOT là một quá trình mang tính chủ quan của những thành viên tham gia phân tích. Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập được  cho mô hình SWOT rất nhanh có thể lạc hậu.
  • Nghiên cứu bổ sung cần thiết: Phân tích SWOT hiệu quả, không phải chỉ nghiên cứu riêng  điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội. Bên cạnh đó cần nghiên cứu kĩ thêm mối quan hệ giữa 4 yếu tố trên nữa.

4. Các thành phần có trong mô hình SWOT

4 thành phần phân tích SWOT
  • Strenghts (điểm mạnh): Đó là lợi thế nổi trội của một dự án hay doanh nghiệp đang có so với đối thủ cạnh tranh. Những yếu tố đó có thể là: Nhân lực, tài lực, Marketing, kinh nghiệm…
  • Weakness (điểm yếu): Trái ngược với điểm mạnh, điểm yếu chính là những tồn tại bất lợi của doanh nghiệp. Việc nhìn ra điểm yếu để đưa ra các giải pháp khắc phục tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
  • Opportunities (cơ hội): Đó chính là các nhân tố tích cực từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp cần nắm bắt để giúp ích cho quá trình hoạt động kinh đạt được kết quả tốt hơn. Các nhân tố này gồm: Xu hướng toàn cầu, khoa học- công nghệ, chính sách pháp luật, Nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh…
  • Threats (Thách thức): Là các tác nhân có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần nhìn rõ được những trở ngại này để đưa ra các kế hoạch, phương án giải quyết để giảm bớt những rủi ro không mong muốn.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về mô hình SWOT, hy vọng bạn có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc kinh doanh nhé!

mrbangiao
Bài viết đã được tạo 34

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên