Linh hồn là gì? Giải đáp những thắc mắc về linh hồn

Linh hồn là gì? Giải đáp những thắc mắc về linh hồn

Linh hồn là một trong những điều mà không ít người quan tâm, mọi người thường hay thắc mắc rằng linh hồn là gì? Linh hồn liệu có thật hay không? Trong chuyên mục tâm linh ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Linh hồn là gì? và sau đó sẽ giải đáp những thắc mắc về linh hồn.

I. Linh hồn là gì?

Linh hồn, tiếng Hy Lạp là Psyche, nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức. Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence). Platon giảng rằng linh hồn bao gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Aristote định nghĩa linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa (xem De Anima – Về linh hồn). (Tham khảo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Khái niệm về linh hồn được xem là có những liên hệ chặt chẽ với những ý niệm về cuộc sống sau khi chết, tuy vậy tùy theo tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau (có khi thậm chí là cùng một tôn giáo) lại có những cách nghĩ khác nhau về những điều sẽ xảy đến với linh hồn sau khi cơ thể chết đi.

Nhiều người theo những tôn giáo, triết lý đã cho rằng linh hồn có thể có một thành phần vật chất nào đó và thậm chí họ còn cố đi tìm ra trọng lượng của linh hồn, nhưng cũng có một bộ phận khác lại cho rằng nhất định cho linh hồn là phi vật chất. Linh hồn thường được cho là bất tử.

Linh hồn có nhiều giải nghĩa khác nhau
Linh hồn có nhiều giải nghĩa khác nhau

Không ít những người có sự hoài nghi hoặc không tin vào linh hồn, họ cho rằng những hiện tượng như suy giảm hoặc mất khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết do thương tổn, bệnh tật ở các trung tâm não; và bệnh Alzheimer là những bằng chứng chứng tỏ đặc tính của một cá thể là vật chất, và hơn nữa được cấu tạo từ những thành phần đơn lẻ, trái với triết lý cho rằng linh hồn là bất tử, và thống nhất. (Nguồn tham khảo: Wikipedia)

II. Linh hồn theo giải nghĩa khoa học

Theo những nghiên cứu mang tính chất khoa học thì linh hồn được cho là một nguyên lý phi vật chất được kết hợp cùng với thể xác và kiến tạo nên một thực thể con người hoặc sinh vật hữu cơ hoàn chỉnh.Linh hồn là phần nằm sâu trong tâm thức của mỗi người chúng ta.

Linh hồn từ góc nhìn Khoa học
Linh hồn từ góc nhìn Khoa học

Nhiều người cho rằng có một thứ tồn tại trong cơ thể con người, nó hoạt động và không phát ra bất kì âm thanh nào, nó điều khiển trí não mình và khuyên mình làm một việc gì đó là đúng hay sai. Thứ tồn tại đó được gọi là lương tâm, nó rất khó để ngừng hoạt động lại và các nhà yoga học hay các vị tu hành cố công tìm cách định nghĩa điều đó bằng phương pháp thiền nhưng rất khó có kết quả.

Nguyên lý phi vật chất này đã gián tiếp cho con người biết có linh hồn không có hình dạng và không thấy được qua mắt thường không nhìn thấy linh hồn bởi vì nó là vô hình.

III. Linh hồn theo giải nghĩa Phật giáo

Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là ma. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. Nhưng dù gọi là gì đi nữa thì theo giáo lý duyên sinh , vô thường, vô ngã, Phật giáo không bao giờ chủ trương cái phần phi vật chất này, hay linh hồn, là thường hằng, bất diệt.

Theo Phật giáo, linh hồn là tính biết, cái biết, sự nhận thức, tư duy…, gọi chung là Thức. Thức bao gồm một nội dung được xem là những dấu ấn, những hạt mầm (chủng tử – bija) được tạo nên bởi những hành tác của một người trong đời sống hiện tại và những đời sống trước kia, còn được gọi là nghiệp hay nghiệp thức.

Linh hồn theo giải nghĩa Phật giáo
Linh hồn theo giải nghĩa Phật giáo

Sau thời Đức Phật, các luận gia suy diễn rằng có một cái thức gọi là A lại da hàm chứa mọi nội dung của thức. Nội dung này luôn luôn biến đổi theo hoàn cảnh sống và theo hành động của chúng sanh mang nó. Chính đây là năng lượng, là sức mạnh gọi là nghiệp lực mà khi một người chết đi, nó đẩy A lại da hay Thức nương gá vào một thân thể mới vừa tượng hình có hoàn cảnh phù hợp với nó. Đó là ý nghĩa của “linh hồn đi đầu thai” mà Phật giáo gọi là Thức đi đầu thai.

Trong kinh Đại Duyên (Mahanidanasutta) của Trường Bộ (Dighanikaya), Đức Phật cật vấn Tôn giả A-nan: “Này A-nan, nếu thức không đi vào trong bụng bà mẹ thì danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?” Tôn giả A-nan đáp: “Bạch Thế Tôn, không”. Rõ ràng Đức Phật đã dạy rằng chính cái Thức đi đầu thai.

Về sau, nhiều luận gia gọi cái Thức đi đầu thai này là Càn thát bà (Gadharva) hay thân Trung hữu (Antarabhavakaya), Trung ấm mà giới Phật học vẫn còn chưa thống nhất quan điểm về tính chất, sự hiện hữu và thời gian hiện hữu của nó trước khi nhập thai.

Nói tóm lại, Phật giáo gọi linh hồn là Thức hay Nghiệp thức do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức, luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, và là động lực khiến chúng sanh trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Do tu tập, Thức sẽ biến thành Trí tuệ tuyệt đối, thành Giải thoát tối hậu, chấm dứt sinh tử, chứng đạt Niết bàn. (Nguồn: Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

IV. Linh hồn theo góc nhìn Triết học

Từ xa xưa, khi nói về linh hồn thì người cổ đại đã nghiên cứu ra một thuyết gọi là thuyết “Vạn vật linh” nghĩa là vạn vật có linh hồn. Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ tồn tại trên trái đất từ con người đến động vậy hay ngay cả cỏ cây, hoa lá, đất đá cũng đều có linh hồn.

Linh hồn theo góc nhìn Triết học
Linh hồn theo góc nhìn Triết học

Trong lịch sử tư tưởng triết học của loài người, vấn đề về linh hồn cũng đã được đề cập đến rất nhiều, ngay kể từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch với nhiều nhận thức và quan niệm khác nhau về vấn về này.

Những triết gia đã đưa ra được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn rằng linh hồn có thể hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái thuần khiết cho tới khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù cơ thể.

Như vậy, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề “linh hồn” và mong rằng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn đọc của camionderue.com có được những thông tin bổ ích.

 

mrbangiao
Bài viết đã được tạo 34

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên