Công nghệ 4.0 là gì? Những điều không nên bỏ qua về công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 là gì? Những điều không nên bỏ qua về công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 hay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 chắc chắn đã không dưới một lần mọi người nghe thấy thời gian gần đây. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Tại sao công nghệ 4.0 lại được nhắc đến và trở thành một làn sóng vũ bão như vâỵ?

Hãy cùng camionderue.com tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên thông qua bài viết sau nhé!

I. Công nghệ 4.0 là gì?

Công nghệ 4.0 hay còn được gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay Cách mạng công nghiệp 4.0, đây là một bước tiến của cả thế giới đánh dấu sự ra đời của một loạt công nghệ mới kết hợp và làm mờ ranh giới giữa tất cả các kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học. Cuộc cách mạng này đã có những ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các ngành từ kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục,…

Những đột phá công nghệ là trung tâm đến cuộc cách mạng này đang nổi lên là trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ Nano, robot, Internet vạn vật (IoT), xe tự lái, công nghệ in 3D. Trong đó, những yếu tố được cho là cốt lõi của kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Công nghệ 4.0 tạo ra nhiều bước đột phá trong nhiều lĩnh vực
Công nghệ 4.0 tạo ra nhiều bước đột phá trong nhiều lĩnh vực

Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực công nghệ sinh học tập trung nghiên cứu để tạo ra những đột phá trong y dược, chế biến thực phẩm,nông nghiệp, thuỷ sản, bảo vệ môi trường, hoá học, năng lượng hoá tái tạo và vật liệu.

II. Lịch sử cách mạng công nghệ 4.0

Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhóm nhà khoa học đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho chính phủ Đức. Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã giới thiệu khái niệm này cho nhiều người hơn tại một bài báo năm 2015 được xuất bản tại báo Foreign Affairs.

“Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” là chủ đề năm 2016 của Cuộc họp thường niên diễn đàn kinh tế thế giới, ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ. Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở San Francisco. Cũng trong năm 2016 Schwab xuất bản sách về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ tư bao gồm phần cứng, phần mềm và sinh học (hệ thống cyber-physical) và nhấn mạnh những tiến bộ trong truyền thông và kết nối. Schwab cho rằng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột phá trong những kỹ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, điện toán phân tán, công nghệ không dây thế hệ thứ năm, in 3D, và phương tiện vận tải không người lái. (Nguồn tham khảo: Wikipedia).

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

III. Đặc điểm của công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang những đặc điểm như sau:

  • Khả năng tương tác: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ thống thông tin doanh nghiệp, hệ thống vật lý không gian mạng, sản phẩm thông minh và con người, robot, cũng như hệ thống phần ba…..
  • Phân cấp: năng lực thiết kế các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra quyết định một cách tự chủ.
  • Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mô hình hóa các quy trình công nghiệp (vật lý), thu được các mô hình nhà máy ảo và mô hình mô phỏng.
  • Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm.
  • Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với nhu cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp.
  • Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mô hình kinh doanh đột phá mới.
Công nghệ 4.0 mang những đặc điểm riêng biệt
Công nghệ 4.0 mang những đặc điểm riêng biệt

IV. Công nghệ 4.0 đã giúp các ngành có bước tiến mới như thế nào?

1. Lĩnh vực phần mềm

Trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ 4.0 đã và đang thay đổi và tạo ra những bước đột phá lớn đối với các ngành công nghiệp truyền thống. Trong đó ví dụ điển hình là Grap – một trong những hãng taxi và xe ôm công nghệ lớn trên thế giới, nhờ việc áp dụng công cụ phần mềm cùng việc tích hợp nó cùng các thiết bị di động thông minh đã làm cho nó dần soán ngôi các hãng taxi truyền thống và trở thành ông hoàng trong ngành này.

2. Lĩnh vực sản xuất

Các máy móc thông minh có thể giao tiếp với nhau sẽ không còn quá xa lạ nếu bạn là một người thích xem các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, nó sẽ không còn là viễn tưởng nữa khi mà công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, nhờ những máy móc thông minh mà con người có thể tiết kiệm được sức lực, thời gian, tiết kiệm tiền và hơn hết là có thể giảm thiểu được lượng chất thải.

Công nghệ 4.0 áp dụng trong các robot hay máy móc giúp con người tiết kiệm được sức lực, tiền của và các chất thải công nghiệp
Công nghệ 4.0 áp dụng trong các robot hay máy móc giúp con người tiết kiệm được sức lực, tiền của và các chất thải công nghiệp

Tất cả những điều trên là nhờ vào Internet of Things (IOT) giúp kết nối các thiết bị này với các thiết bị khác cho phép các thiết bị làm việc thông minh và có tính liên kết với nhau. Nó mở rộng khối lượng công việc mà một thiết bị có thể làm nhiều hơn so với đó là một sản phẩm độc lập không có kết nối.

3. Lĩnh vực y tế:

Cỗ máy IBM Watson với biệt danh “Bác sỹ biết tuốt” nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ có thể giúp cho các bác sĩ lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án từ đó cung cấp những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây. “Bác sĩ biết tuốt” này còn cho phép con người có thể tùy ý tra cứu các hồ sơ bệnh án của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác.

Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế
Công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế

Thời gian gần đây không ít các bệnh viện tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đã áp dụng công nghệ 4.0 để thực hiện các ca mổ với sự hỗ trợ từ robot. Đầu camera thông minh, bốn cánh tay linh hoạt, góc phẫu thuật rộng đến 540 độ đi kèm hình ảnh 3D sắc nét thì các robot này có thể làm phẫu thuật ở cả những vị trí khó. Các robot này còn có chức năng hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ có độ chính xác cao cùng sự xâm lấn tối thiểu, mang lại hiệu quả cũng như giúp cho bệnh nhân ít có cảm giác đau, giảm nguy cơ tai biến và mất máu.

4. Lĩnh vực nông nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp là một trong những lĩnh vực mà công nghệ 4.0 nhắm tới, mốt số trang trại đã áp dụng kỹ thuật số và mang lại những hiệu quả bất ngờ so với hình thức trang trại truyền thống trước đây. Một nông trại thông minh có thể trồng cây bằng hệ thống tự động, máy kéo tự lái, phun thuốc và điều khiển bằng máy bay không người lái, thu hoạch cũng là dựa trên các hình ảnh kỹ thuật số của các cánh đồng và nông dân thường làm việc với một nhà công nghệ để được cung cấp bí quyết .

Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành, nó đã tạo những bước ngoặt lớn và đưa nhân loại lên một tầng cao mới.

 

 

 

mrbangiao
Bài viết đã được tạo 34

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài liên quan

Bắt đầu nhập từ khoá bên trên và nhấp enter để tìm kiếm. Nhấn ESC để huỷ.

Trở lên trên